1. Văn phòng

Chức năng: Nghiên cứu và tham mưu tổng hợp giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực theo dõi tiến độ thực hiện Chương trình công tác năm, các chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành trong triển khai thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào phụ nữ.

Nhiệm vụ:

– Phối hợp các Ban xây dựng, theo dõi, đánh giá Chương trình, kế hoạch công tác đã được Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh phê duyệt hàng tháng, quý, năm.

– Tham mưu, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Theo dõi công tác thi đua khen thưởng của cơ quan và trong hệ thống tổ chức Hội.

– Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.

– Tham mưu tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại nhân dân.

– Các hoạt động liên quan đến phụ nữ cao tuổi; Quy chế dân chủ trong cơ quan; xây dựng cơ quan văn hoá; công tác phòng chống hạn hán…

– Theo dõi, tham mưu công tác phối hợp về Chương trình Liên tịch với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Biên Phòng tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên, các sở, Ban, ngành…

– Công tác Dân vận của Phụ nữ; hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

– Tham mưu, tổ chức thực hiện công tác quản trị, hành chính và quản lý tài sản cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh theo quy định. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kinh phí khi Thường trực yêu cầu.

– Thực hiện công tác tổng hợp, xử lý thông tin, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm, xử lý công văn đi, đến, lưu trữ tài liệu.

– Giúp lãnh đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. Quản lý, thực hiện công tác phòng chống cháy nổ.

– Thừa lệnh Ban Thường vụ, Thường trực ký một số văn bản khi được ủy quyền; trích, sao gửi các văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.

– Là đầu mối quan hệ giữa Văn phòng với các Ban chuyên môn trong cơ quan, Hội LHPN các cấp, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

2. Ban Tổ chức

Chức năng: Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh về công tác tổ chức – bộ máy của cơ quan Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các cấp trong tỉnh; công tác kiểm tra.

Nhiệm vụ:

– Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực  xây dựng các Đề án; công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; giới thiệu cán bộ ứng cử, bầu cử vào các chức danh cán bộ lãnh đạo.

– Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ quan; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp; công tác bảo vệ nội bộ.

– Tham mưu Thường trực theo dõi, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan và hệ thống Hội; tham mưu Đảng đoàn trong việc xây dựng soạn thảo các quyết định của Đảng đoàn, Ban Thường vụ.

– Tham mưu công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, cập nhật theo dõi tình hình cán bộ Hội, hội viên trên địa bàn tỉnh.

– Bổ sung, kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ  Hội LHPN cấp tỉnh và cấp huyện/TP.

– Tiếp nhận hồ sơ, hợp đồng thử việc đối với công chức và người lao động khi cơ quan có nhu cầu.

– Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội; kiểm tra công tác Đại hội đại biểu phụ nữ cấp huyện/TP và cơ sở.

– Tham mưu, theo dõi việc thực hiện công tác cán bộ nữ.

– Tổng hợp báo cáo của Ban theo quy định.

3. Ban Tuyên giáo

Chức năng:

– Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ  Hội LHPN tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức nâng cao trình độ nhận thức trong hệ thống Hội.

Nhiệm vụ:

– Tham mưu xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chủ trương, Nghị quyết các cấp ủy Đảng, Luật pháp chính sách của Nhà nước và của Hội.

– Chủ trì, tham mưu cho Thường trực theo dõi, nắm bắt phản ánh kịp thời tình hình tư tưởng, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ và dư luận xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em; chủ động tham mưu, đề xuất phương pháp giải quyết.

– Chủ trì tham mưu thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị trong hệ thống Hội; tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

– Khai thác, cung cấp tài liệu, phương tiện cho hoạt động tuyên truyền các cấp Hội. Phối hợp với các ngành chức năng liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực công tác Hội và phong trào phụ nữ.

–  Tham mưu công tác dân tộc, tôn giáo.

– Các hoạt động nước sạch- vệ sinh môi trường, tuyên truyền kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Thực hiện công tác phòng chống mại dâm, ma túy, tội phạm.

– Tham mưu tổng hợp xuất bản Tờ Thông tin Phụ nữ Kon Tum đúng theo Quy chế đã đề ra.

– Tổng hợp tình hình, số liệu báo cáo công tác của Ban theo quy định.

4. Ban Gia đình – xã hội

Chức năng:

– Nghiên cứu, tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực  hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề Gia đình Xã hội trong hệ thống Hội. Thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng các văn bản luật pháp chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

Nhiệm vụ:

– Chủ trì phối hợp tham mưu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

– Nghiên cứu, phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, các chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng, dân số kế hoạch hoá gia đình, công tác hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…

– Tham mưu thực hiện các Đề án, Dự án thuộc lĩnh vực Ban phụ trách liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

– Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; Quyết định 218-QĐ/TW, Ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

– Tham mưu, triển khai thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP, ngày 16/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Công tác tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư.

5. Ban Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế

Chức năng:

Tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực  Hội LHPN tỉnh chỉ đạo, đề xuất chính sách và hướng dẫn, thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu để đề xuất các Kế hoạch, Đề án hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập.

– Tham mưu phối hợp triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trong hệ thống Hội. Phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững” .

– Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững bao gồm: hoạt động tín dụng; hoạt động chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm….

– Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi hoạt động CLB nữ chủ doanh nghiệp.

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế