Nhận thấy đất đại nhiều nhưng đã bạc màu đất, trồng các loại cây trồng khác không đạt hiệu quả kinh tế, hộ gia đình Phạm Văn Hải và chị Nguyễn Thị Hải Yến ở thôn 12 xã Đăk TờRe, huyện Kon Rẫy đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi tiên phong trồng chuối Tiêu hồng và chuối Tây mốc về địa phương thâm canh. Đến nay, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

mo hinh chuoi anh hai tre

Gia đình Phạm Văn Hải và chị Nguyễn Thị Hải Yến đang chăm vườn chuối

Anh chị cho biết “nhiều năm trước anh chị trồng sắn trên diện tích đất này nhưng hiệu quả kinh tế thấp cộng với giá cả không ổn định, nên anh chị bàn với nhau chuyển đổi giống cây trồng mới cho năng xuất cao. Vào khoảng tháng 7/2015, sau một thời gian tìm tòi, nắm bắt được quy trình, kỹ thuật trồng chuối Tiêu hồng và chuối Tây mốc, vợ chồng anh quyết định dành hết số tiền tiết kiệm được để đầu tư trồng chuối. Tổng diện tích trồng là gần 1,3ha, với trên 1.560 cây chuối Tiêu Hồng và tây mốc nuôi cấy mô, trong đó 1200 cây chuối tiêu hồng và 360 cây chuối Tây mốc. Đến nay, sau hơn 1 năm, diện tích chuối của hai gia đình phát triển tốt, thân to, lá rộng, quả đều, buồng chuối lớn cho thu nhập ổn định. Chị Nguyễn Thị Hải Yến cho biết: Gia đình chúng tôi nhận thấy từ khi chuyển đổi từ diện tích đất trồng sắn sang trồng chuối. Qua hơn 1 năm nay tôi cảm thấy chuối năng suất hơn sơ với trồng mỳ thu nhập cũng khá hơn trước; đến nay diện tích chuối này vẫn còn ít so với lượng bao tiêu sản phẩm, gia đình tôi cũng muốn nhân rộng thêm từ 1-2 ha nữa trên diện tích đất của gia đình. 

Riêng diện tích 1 ha chuối Tiêu hồng của gia đình anh chị cho thu hoạch thường xuyên mỗi tháng 1 lần, mỗi lần khoảng 2 tấn; trung bình mỗi buồng chuối nặng từ 30 đến 50kg, mỗi kg có giá từ 3.500đ đến 4.500 đồng. Như vậy, theo tính toán sau khi bán hết vụ chuối đến nay, gia đình anh chị thu về khoảng 30 tấn quả, trị giá 100 triệu đồng. Không những là hộ tiên phong trồng giống chuối trên vùng đất dốc, bạc màu, vợ chồng anh chị còn là hộ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương. Ông Nguyễn Văn Bộ, thôn trưởng thôn 12 xã Đăk Tơ Re cho biết: Qua mô hình trồng chuối Tiêu hồng của hộ gia đình anh Phạm Văn Hải ở thôn 12, chúng tôi thấy anh rất quyết tâm thực hiện, gia đình tự đào hố, học hỏi đưa giống chuối về trồng, cho hiệu quả kinh tế  cao hơn rất nhiều so với cây mỳ, cây bắp,buồng chuối  to, trái nhiều. Hiện  bà con trong thôn cũng có một số hộ đang học hỏi kinh nghiệm ở gia đình anh để mở rộng mô hình trồng chuối Tiêu hồng. Chúng tôi cũng mong được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền, địa phương cho bà con, Nhân dân được nhân rộng mô hình trồng chuối này. Đồng thời hỗ trợ thêm vốn và giống chuối này để người dân đỡ về vấn đề kinh tế tạo nguồn thu nhập cho gia đình.

 Trồng chuối tại xã Đăk Tơ Re huyện Kon Rẫy là mô hình rất mới, giá trị kinh tế mang lại hiệu quả cao, có thể khẳng định mô hình này rất phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương, giúp người dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, điều khó khăn vẫn là giá cả và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng chí A Nguy – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Tơ Re cho biết thêm “Trong thời gian qua trên địa bàn xã tổ chức triển khai mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đảm bảo vấn đề kinh tế. trong năm 2015 gia đình anh Phạm Văn Hải và chị Nguyễn Thị Hải Yến thôn 12 đã thực hiện mô hình trồng chuối Tiêu hồng trên điện tích bạc màu. Về hiệu quả đánh giá so với các loại cây hàng năm trước đây, cũng trên phần diện tích đó đã cho thu nhập gấp 4-5 lần so với trồng các loại cây trồng khác”.

Hiện nay, giá thành cũng như nhu cầu tiêu thụ chuối trên thị trường cũng rất  lớn. Vì vậy, mô hình trồng chuối tại xã Đăk Tờ Re huyện Kon rẫy rất khả quan. Tuy nhiên, đây mới chỉ mang tính tự phát của một số hộ dân, nên chưa được nhân rộng. Thiết nghĩ để nhân rộng mô hình này, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm kết nối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra lâu dài và ổn định, đưa cây chuối Tiêu Hồng thực sự trở thành một hướng phát triển kinh tế mới của người nông dân tại địa phương./.

Y Nhàn – Hữu Huy (Đài TT-TH huyện)

Nguồn: http://konray.kontum.gov.vn-HT