Thông qua tại Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017)
ĐIỀU LỆ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
Phần mở đầu
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.
Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chương I
Chức năng, nhiệm vụ
Điều 1. Chức năng
- Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
- Đoàn kết, vận động phụ nữthực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Điều 2. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em;
- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
Chương II
Hội viên và tổ chức thành viên
Điều 3. Điều kiện trở thành hội viên
Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên.
Điều 4. Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên
- Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động đang sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là đoàn viên công đoàn do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định.
- Hội viên là nữ thanh niên là lực lượng xung kích trong phong trào phụ nữ. Việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là nữ thanh niên do Đoàn Chủ tịch Trung ươngHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định
Điều 5. Hội viên trong lực lượng vũ trang
- Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam.
- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam quy định
Điều 6. Quyền của hội viên
- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được góp ý, đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc.
- Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
- Được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định.
Điều 7. Nhiệm vụ của hội viên
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
- Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ.
- Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
- Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới.
Điều 8. Tổ chức thành viên
- Các tổ chức phụ nữ Việt Nam hợp pháp ở trong nước, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội thì được công nhận là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Việc công nhận tổ chức thành viên do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội quy định.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thành viên:
- Thực hiện Điều lệ, Nghị quyết của Hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Được cử đại diện tham gia ứng cử vào cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam.
c.Được đề nghị Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Chương III
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hệ thống tổ chức,
cơ quan lãnh đạo các cấp Hội
Điều 9. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namtổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.
Cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp do bầu cử lập ra, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 10. Hệ thống tổ chức và cơ quan chuyên trách các cấp Hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNamgồm 4 cấp:
- Trung ương;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở).
- Cơ quan chuyên trách Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp.
Điều 11. Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc.
- Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó.
- Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo mỗi cấp Hội là Ban Chấp hành cùng cấp.
- Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp.
Điều 12. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp
- Đại hội các cấp được tổ chức năm năm một lần. Trường hợp đặc biệt do Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định theo quy định.
- Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự.
- Thành phần, số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội mỗi cấp gồm:
- Uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm;
- Đại biểu do đại hội cấp dưới trực tiếp bầu hoặc từ chi hội (đối với đại hội cấp cơ sở);
- Đại biểu chỉ định: số lượngkhông quá 10% tổngsố đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập quyết định.
- Nhiệm vụ của Đại hội cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh:
- Đánh giá phong trào phụ nữ; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết đại hội; quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới;
- Thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ cấp trên trực tiếp và dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc;
- Quyết định số lượng, cơ cấu, nhân sự và bầu Ban Chấp hành đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
- Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên trực tiếp.
- Nhiệm vụ của Đại hội toàn quốc:
- Đánh giá phong trào phụ nữ; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết đại hội; thảo luận, quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới;
- Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội;
- Quyết định số lượng, cơ cấu, nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Điều 13. Bầu Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch các cấp Hội
- Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó bầu rađảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
- Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ được bầu trong số ủy viên Ban Chấp hành cấp đó. Số lượng, cơ cấu, thành phầnĐoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định.Sốlượng uỷ viên Đoàn Chủ tịch không quá 1/5,uỷviên Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp.
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch được bầu trong số uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ.
- Hội nghị Ban Chấp hành chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự.
Điều 14. Bầu bổ sung Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ và Chủ tịch, Phó Chủ tịch các cấp Hội
- Ban Chấp hành được quyền bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch khi chưa đủ số lượng đã được quyết định tại Đại hội.
- Uỷ viên Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của Hội các cấp đã nghỉ hưu hoặc thay đổi công tác mà không thuộc thành phần cơ cấu đượcthôi tham gia Ban Chấp hành.
- Khi cần thiết, Ban Chấp hành các cấp được quyền bầu bổ sung thêm uỷ viên Ban Chấp hành ngoài số lượng đại hội đã quyết định (cấp Trung ương không quá 5%, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở không quá 10%).
Điều 15. Hình thức bầu cử và điều kiện trúng cử
- Hình thức bầu cử: biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Chọn hình thức nào do đại hội hoặc hội nghị Ban Chấp hành cùng cấp quyết định.
2.Người trúng cử phải được trên 50% số đại biểu được triệu tập bầu, tính theo tỷ lệ phiếu bầu từ cao xuống thấp.
Điều 16. Chỉ định ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội các cấp
- Khi có thay đổi về địa giới hành chính hoặc khi có sự sắp xếp lại về tổ chức bộ máy, Hội cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch của Hội cấp dưới theo quy định.
- Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch được chỉ định không nhất thiết đủ năm năm.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ươngHội
- Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Ban hành Nghị quyết, Quyết định, chương trình, kế hoạch của Hội nhằm vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc;
- Lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết, Điều lệ Hội;
- Đại diện tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ;
- Đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị, trong quan hệ với các tổ chức khác trong nước và quốc tế;
đ. Bầu Đoàn Chủ tịch trong số ủy viên Ban Chấp hành, bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Đoàn Chủ tịch;
- Ban Chấp hành họp mỗi năm một lần, khi cần có thể họp bất thường.
- Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Hội; triệu tập và chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Chấp hành.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp vàmột số vấn đề thuộc tổ chức Hội theo quy định.
- Đoàn Chủ tịch họp sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
- Thường trực Đoàn Chủ tịch (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc giữa hai kỳ họp Đoàn Chủ tịch và xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Trung ương Hội;
- Chuẩn bị các nội dung hội nghị Đoàn Chủ tịch;
- Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan chuyên trách Trung ương Hội;quyết định thành lập, giải thể các ban hoặc đơn vị chuyên môn, tổ công tác, hội đồng tư vấn của cơ quan Trung ương Hội theo quy định;được sử dụng con dấu của Ban Chấp hành trong điều hành hoạt động của cơ quan Trung ương Hội.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện
1.Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn:
a.Ban hành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ cùng cấp và cấp trên;
b.Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ cùng cấp và cấp trên;
- Đại diện cho tổ chức Hội và phụ nữ địa phương tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phụ nữ;
- Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp;
đ. Ban Chấp hành họp sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
- Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội cấp trên và cùng cấp; triệu tập và chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Chấp hành;
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp vàmột số vấn đề thuộc tổ chức Hội cùng cấp theo quy định;
c.Ban Thường vụ họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
- Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) có nhiệm vụ:
- Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ; xử lý các công việc hàng ngày của cơ quan chuyên trách Hội cùng cấp;
- Chuẩn bị các nội dung họp Ban Thường vụ;
- Lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên trách Hội cấp mình;quyết định thành lập, giải thể các ban, đơn vị chuyên môn, tổ công tác, hội đồng tư vấn thuộc cơ quan chuyên trách Hội cùng cấp theo quy định;được sử dụng con dấu Ban Chấp hành trong điều hành hoạt động cơ quan chuyên trách cùng cấp.
Chương IV
Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở
Điều 19. Tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở
- Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở quyết định thành lậpcác chi hội; dưới chi hội có thể thành lập tổ phụ nữ. Chi hội, tổ phụ nữ sinh hoạt ít nhấtba tháng một lần.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở
- Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
a.Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên;
- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên;
- Tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện, có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm;
- Công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của hội viên theo quy định Điều lệ;
đ. Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp.
- Ban Chấp hành họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
- Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành;
- Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng,quản lýquỹ hội; thu,chi, trích nộphội phí và sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức Hội;
- Ban Thường vụ họp một tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
Chương V
Công tác kiểm tra
Điều 21. Công tác kiểm tra
- Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra của cấp mình và cấp dưới.
- Đối tượng kiểm tra: tổ chức Hội, cán bộ Hội và hội viên.
- Nội dung công tác kiểm tra:
- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện Nghị quyết và các quy định của tổ chức Hội các cấp.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý.
- Kiểm tra việc thực hiện, quản lý hội phí, quỹ hội và các nguồn thu khác theo quy định.
Chương VI
Khen thưởng, kỷ luật
Điều 22. Khen thưởng
- Đối tượng khen thưởng: cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ, tổ chức Hội và những tập thể, cá nhân khác có nhiều thành tích đóng góp cho công tác phụ nữ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.
- Hình thức khen thưởng của Hội gồm:kỷ niệm chương, cờ thi đua, giải thưởng, bằng khen, giấy khen và các hình thức công nhận khác.
Điều 23. Kỷ luật
1.Cán bộ Hội, hội viên, tổ chức thuộc Hộivi phạm Điều lệ Hội, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật của Hội.
- Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức thuộc Hội: khiển trách, cảnh cáo, giải thể;
- Đối với cán bộ Hội: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc thôi đảmnhiệm chức danh (đối với cán bộ Hội không phải là cán bộ, công chức);
- Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận hội viên.
Chương VII
Tài chính của Hội
Điều 24. Tài chính của Hội
- Tài chính của Hội gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp;
- Hội phí: 1.000 đồng/hội viên/tháng;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội phải tuân theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội.
Chương VIII
Chấp hành Điều lệ Hội
Điều 25. Chấp hành Điều lệ Hội
- Cán bộ Hội, hội viên, tổ chức Hội các cấp và các tổ chức thành viên có trách nhiệm chấp hành Điều lệ Hội.
- Chỉ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.
- Ban Chấp hành Trung ương Hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội.