Kế hoạch nhằm mục đích phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục cơ bản những bất cập của giai đoạn I, tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả, đề xuất các giải pháp mới nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 938 giai đoạn 2022-2027.
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đạo đức, pháp luật, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; phát huy nội lực, vai trò chủ động của phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái, góp phần giải quyết các bức xúc trong xã hội.
Tập trung đầu tư nguồn lực, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, UBND và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2027 có 40.000 bà mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
80% trở lên cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai Đề án ở các cấp được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ ít nhất 1.000 phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi.
Mỗi năm tiếp cận, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình; cách thức lên tiếng trước các hành vi bạo lực để ít nhất 16.000 phụ nữ sẵn sàng lên tiếng. Đến 2027, các cấp Hội hỗ trợ 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về được phát hiện tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội.
Hằng năm, không để xảy ra các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà các cấp Hội không lên tiếng kịp thời và mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên.
Để thực hiện các mục tiêu, Kế hoạch đề ra các giải pháp thực hiện cho giai đoạn năm 2022-2023 là ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2027.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Tập trung triển khai các hoạt động chủ đề năm 2022-2023 là phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
Năm 2024-2025: Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ, trong đó tập trung về giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho các bậc cha mẹ; xây dựng các mô hình chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Tập trung đầu tư nguồn lực của Đề án để góp phần giải quyết vấn đề xã hội ưu tiên thời kỳ hậu COVID-19 của một số đối tượng ưu tiên, yếu thế- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Năm 2026-2027: Tổ chức các hoạt động về “An toàn thực phẩm”.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên, phụ nữ và Nhân dân trong tỉnh tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; đẩy mạnh áp dụng các chương trình quản lý chất lượng đồng bộ trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản.
Triển khai các hoạt động truyền thông “An toàn thực phẩm” gắn với thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”…
Nguồn: ttps://www.kontum.gov.vn-MT