Giúp hiện thực hóa ý tưởng, đào tạo nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới, xúc tiến thương mại… là những hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của Hội LHPN Việt Nam.

az7

Bạn đang khởi nghiệp và cần đến sự hỗ trợ từ ý tưởng đến tính pháp lý, đào tạo nâng cao năng lực, tiếp cận với nguồn vốn, tăng cường giao lưu kết nối với cộng đồng khởi nghiệp và nhà đầu tư? Bạn có thể tham khảo những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Hội LHPN Việt Nam để nhận được sự trợ giúp kịp thời và đúng hướng.
Một số hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Hội LHPN Việt Nam:
1. Hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng:
Tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp:
– Phát động ngày phụ nữ khởi nghiệp, lựa chọn thông điệp phù hợp với từng năm.
– Hướng dẫn phụ nữ cách thức xây dựng ý tưởng kinh doanh, đề án để tham dự ngày phụ nữ khởi nghiệp và tìm kiếm nhà đầu tư.
– Tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo của phụ nữ đăng ký dự thi; sàng lọc, xét duyệt, phân loại các ý tưởng có tính khả thi.
– Tổ chức các sự kiện kết nối nguồn lực để hỗ trợ thực hiện hóa những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của phụ nữ đã được lựa chọn; hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về chất lượng và quy mô.
– Vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng, công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ môi trường… đem lại lợi ích cho phụ nữ và cộng đồng.
Hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khả thi.
– Tập huấn, đào tạo nghề, đào tạo kiến thức về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp; tiếp cận vốn tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ.
– Tổ chức các lớp giáo dục tài chính, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp.
– Giới thiệu, tư vấn, kết nối cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiêp, tham gia các lớp đào tạo nghề, đào tạo kiến thức khởi sự kinh doanh do các Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.
– Bổ sung chương trình, tài liệu, giáo trình về kiến thức khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp lồng ghép giới trên cơ sở các tài liệu hiện hành
Hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi sự đổi mới sáng tạo
– Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ cho các phát minh, ssang chế, các sản phẩm sản xuất/sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương. Kết nối các đơn vị chức năng để tư vấn pháp lý.
– Phát hiện, giới thiệu các cá nhân, nhóm cá nhân là nữ có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới… để được hỗ trợ từ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
– Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm.
Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

– Tư vấn. hỗ trợ các doanh nghiệp nữ mới thành lập có nhu cầu tiếp cận tín dụng từ các Tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc gia, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (120) các Quỹ cho vay kinh tế tập thể của quốc gia và các địa phương.
– Hỗ trợ vốn cho 7.000 phụ nữ có kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) phát triển kinh doanh thông qua vốn từ các tổ chức tín dụng.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nghiệp nữ mới thành lập
– Tập huấn, đào tạo kiến thức, đào tạo nghề; tổ chức các hoạt động điểm cấp vùng, cụm (xúc tiến thương mại, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp nữ với chính quyền…)
– Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nữ tiếp cận các nguồn lực: về vốn, pháp lý, khoa học công nghệ…
– Tư vấn, hỗ trợ nâng cao chất lượng của các tổ chức, hiệp hội doanh nữ.
– Kết nối các doanh nghiệp nữ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại thông qua trang thông tin điện tử Hội, Báo phụ nữ Việt Nam, trên trang điện tử phunuvietnam.vn, các báo của các bộ nghành, địa phương.
3. Hoạt động liên kết, phát triển mạng lưới và xúc tiến thương mại
Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác
– Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý điều hành cho ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác
– Tư vấn, tập huấn cho Ban Quản lý các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp.
– Tư vấn, đào tạo nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp cho các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
– Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp cận các Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ kinh tế tập thể, Quỹ hỗ trợ tín dụng quốc gia và địa phương nhằm đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển sản xuất của hợp tác xã, tổ hợp tác.
4. Phát triển mạng lưới các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ doanh nhân nữ
– Củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ doanh nhân nữ hiện có.
– Kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nữ; khuyến khích chị em khởi nghiệp, góp phần khích lệ tinh thần khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; tham gia công tác từ từ thiện, thực hiện an sinh xã hội.
– Hiệp hội/Hội doanh nhân nữ cấp tỉnh, thành quan tâm, ưu tiên, thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực, nghành nghề truyền thống; du lịch văn hóa, dịch vụ gia đình…
– Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, trong đó quan tâm phụ nữ khó khăn, có mong muốn khởi nghiệp.
– Thúc đẩy hoạt động thương mại trong và ngoài nước; kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp với hoạt động sản xuất của phụ nữ tại địa phương; ưu tiên hoạt động sản xuất nông nghiệp; những địa bàn khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
– Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao kiến thức phát triển doanh nghiệp.
– Phối hợp với các tổ chức Hội Phụ nữ tại các địa phương hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, quan tâm phụ nữ khó khăn có mong muốn khởi nghiệp.
5. Tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp
– Nghiên cứu, xây dựng và vận hành mô hình tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ tại cấp TW, đại diện vùng miền và nhân rộng mô hình hỗ trợ phụ nữ kinh doanh tại cấp tỉnh/thành.
– Hỗ trợ nâng cao năng lực của cán bộ Hội chịu trách nhiệm đầu mối phụ trách hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp vè kỹ năng kinh doanh, quản lý kinh doanh, kỹ năng quản lý, điều hành, kết nối các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
– Tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho các đơn vị hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
– Tham gia là thành viên các tổ chức quốc tế, quốc gia về hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, đổi mới khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.
Trần Lê
Nguồn: http://phunuvietnam.vn-HT