Là một địa bàn phức tạp về tôn giáo, xã Đăk Tờ Re có tỷ lệ giáo dân theo tà đạo Hà Mòn cao hơn so với xã Đăk Ruồng. Đây không chỉ là nỗi niềm trăn trở của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp trong huyện, mà còn nỗi buồn đã ảnh hưởng tình làng nghĩa xóm, tình anh em ruột thịt ở nhiều gia đình trong thôn, trong xã và cộng đồng dân cư. Gia đình của bà Y BLái tại thôn 4, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy là một điển hình hình như thế. Nhưng với đức tính sống vì cộng đồng, luôn có tình thương yêu và thực hiện sống tốt đời đẹp đạo, bà Y BLái đã giúp đỡ được nhiều chị em trong thôn, trong xã và trong gia đình mình từ bỏ tà đạo Hà mòn quay về với đạo chính thống.
Sinh ra và lớn lên tại phường Thắng Lợi – tỉnh Kon Tum, bà Y BLái đã theo tiếng gọi của tình yêu lên xã Đăk Tờ Re- huyện Kon Rẫy lập thân, lập nghiệp. Bước đầu cộng sống của gia đình bà vô cùng khó khăn khi các con cất tiếng chào đời. Với đồng lương cán bộ y tế xã của chồng không đủ trang trải cho gia đình. Nhưng bà suy nghĩ, người nông dân thì phải riêng năng cần cù chịu khó mới có thành quả. Bà đã làm được điều đó, bà vừa trồng bắp, trồng mỳ và chăn nuôi để lấy ngăn nuôi dài phát triển cây công nghiệp. Đặc biệt trong bản chất của bà Y BLái có một kỹ năng giao tiếp lưu loát, dễ gần và tiếp thu các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước rất nhanh nên năm 1998 bà được chị em trong xã bầu vào Ban chấp hành Hội phụ nữ xã Đăk Tờ Re. Nhưng đến 2005 bà xin nghỉ về để có thời gian chăm sóc chồng và con. Tuy nghỉ không làm cán bộ hội phụ nữ xã, nhưng về tại thôn bà vẫn tham gia cộng tác viên y tế và cộng tác viên KHHGĐ của thôn. Thành viên tiêu biểu trong tổ tuyên truyền vận động đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn của xã.
Bà Y BLái tâm sự “từ khi tà đạo Hà Mòn xuất hiện trên địa bàn, mọi thứ đều bị đảo lộn, bản thân bà rất buồn và băn khoăn nhiều lắm vì mỗi lần lên nhà thờ Kon Xăm Lũ đọc kinh chị em không đoàn kết như trước nữa, người thì lạnh lùng, người thì thờ ơ… đặc biệt nhiều gia đình luôn gây mất đoàn kết, vợ chồng con cái sống ly thân, bà kể: Cụ thể nhất ở gia đình tôi có cô em chồng là Y KLir sống gần nhà, từ khi nghe kẻ xấu xúi dục, gia đình cô ấy theo tà đạo Hà Mòn nên cuộc sống cũng như tình cảm đều thay đổi hoàn toàn, cô ấy sống cô lập và ít nói hơn. Thường xuyên lẫn trốn vào rừng đọc kinh. Nhìn cảnh em chồng như vậy bản thân tôi rất buồn nên tôi thường xuyên gần gủi, quan tâm đùm bọc và khuyên bảo cô hãy từ bỏ tà đạo Hà Mòn ấy quay về với đạo chính thống sinh hoạt với cộng đồng dân làng mới có cuộc sống ấm no, vui vẻ và hành phúc. Mưa dầm thấm lâu, đến cuối năm 2015, gia đình cô Y KLir đã ký bảng cam kết không theo tà đạo Hà Mòn và quay lại sinh hoạt với đạo chính thống. Không chỉ trường hợp của cô em chồng mà gia đình bà Y Nhooih; cô Y Nốc; cô Y Trăng trong thôn cũng bà Y Blái tuyên truyền vận động thành công. Do vậy, hiện này toàn xã Đăk Tờ Re có 35 hộ ở thôn 4, 5 và thôn 8 theo tà đạo Hà Mòn, nhưng trong thôn 4 của bà chỉ còn 8 hộ. Đây là một kết quả tốt cũng phải nhắc tới công sức và sự nhiệt tình của Bà YBLái trong công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ không nghe và không tin theo tà đạo Hà Mòn.
Chị Y Trang- sinh năm 1991- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đăk Tờ Re nói “Cô Y BLái là một cán bộ phụ nữ đi trước rất có nhiều kinh nghiệm về công tác tuyên truyền vận động và tập hợp hội viên vào tổ chức hội; tuyên truyền vận động chị em hội viên thực hiện tốt công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là thành viên tiêu biểu trong tổ tuyên truyền vận động đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn của thôn, của xã. Cô còn là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Biết cô là người như thế, mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường xuyên lên thăm cô để được cô trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Từ đó tôi vận dụng trong công việc và tuyên truyền vận động chị em hội viên trong xã học tập và làm theo. Nhờ vậy 2 năm trở lại đây, Cơ sở Hội phụ nữ xã Đăk Tờ Re chúng tôi luôn được xếp loại là cơ sở hội vững mạnh và xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Không chỉ là một con người có cách ăn nói và vận động tuyên truyền hay. Bà Y B Lái còn là một hội viên phụ nữ của thôn tiểu biểu trong lao động sản xuất và nuôi dạy con cái trưởng thành có công ăn việc làm ổn định. Hiện nay gia đình bà đang canh tác trên 3ha đất sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, trong đó có 7 sào lúa ruộng cấy 2 vụ mỗi vụ thu hoạch được 100 bao lúa, gia đình để lại ăn khoảng 30 bao, còn 70 bao lúa gia đình bán cho bà con nhân dân trong và ngoài vùng cũng được gần 40 triệu đồng /năm; 1,5 ha mỳ mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng; 5 sào cao su đã cho kinh doanh từ đầu năm 2016, mỗi ngày thu 30 kg mũ, theo giá hiện nay thì mỗi tháng thu về gần 3 triệu đồng/ tháng; hơn 2 sào bời lời nối vụ mỗi lần cho thu trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó gia đình bà còn kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng các loại rau sạch để cải thiện bữa ăn trong gia đình.
Ông Trần Văn Dậu – hàng xóm cho hay “ Tôi là người dân kinh tế vào đây lập nghiệp hơn 20 năm, sống cạnh nhà chị Y BLái, bản thân thấy gia đình sống rất có tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, gia đình chị thường xuyên quan tâm và động viên thăm hỏi những gia đình khó khăn trong thôn. Là người địa phương nhưng rất có học thức và gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy ước, hương ước của thôn làng. Gia đình có 4 người con đều có công ăn việc làm ổn định và rất thương yêu nhau. Về phát triển kinh tế thì tôi rất khâm phục cần mẩn, chịu khó và biết áp dụng khoa học kỷ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Năng xuất sản lượng rất cao. Gia đình chị Y Blái thực sự là tấm gương cho chúng tôi học tập và làm theo”.
Nguồn: konray.kontum.gov.vn-HT