1. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2022 -2027 được long trọng tổ chức từ ngày 09 đến ngày 11/3/2022 tại Thủ đô Hà Nội. Sau 3 ngày làm việc tích cực, với ý thức trách nhiệm cao trước phong trào phụ nữ cả nước, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đã hoàn thành các nội dung, chương trình đề ra.

Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, diễn ra trong bối cảnh hội viên, phụ nữ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2020 – 2030. Trong bối cảnh thế giới và đất nước đang đứng trước những biến chuyển khó lường của đại dịch covid – 19, tình hình chính trị thế giới phức tạp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo những tác động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đời sống. Sự phát triển của phụ nữ và hoạt động Hội đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi tổ chức Hội phải đẩy mạnh hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

  Với chủ đề: “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII có nhiệm vụ quan trọng: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc XII; thảo luận kỹ, thống nhất đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027; kiểm điểm sâu sắc, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XII; thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá XIII thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, đủ năng lực lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ to lớn của công tác Hội và phong trào phụ nữ trong thời gian tới.

275546892_3043192815944601_1907389349636916500_n

Đại hội triệu tập 1.000 đại biểu chính thức (giảm 168 đại biểu so với nhiệm kỳ XII) là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng miền khác nhau trong cả nước, trong đó: UVBCH đương nhiệm khóa XII là 152 đại biểu; đại biểu bầu là 774 đại biểu; đại biểu chỉ định là 74 đại biểu.

41 đại biểu vắng mặt do đang trong thời gian điều trị bệnh Covid,  vì lý do sức khỏe và lý do cá nhân khác. Tổng số đại biểu chính thức tham gia Đại hội gồm 959 đại biểu là những phụ nữ tiêu biểu có quá trình cống hiến trên các lĩnh vực công tác Hội, công tác Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang các cấp, đại diện các dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực hoạt động xã hội.

Trong thành phần đại biểu, 668 đại biểu là cán bộ chuyên trách các cấp Hội (66,8%), 17 đại biểu là cán bộ chuyên trách công đoàn (1,7%) 37 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,7%), 77 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (7,7%), Đại biểu là doanh nhân: 48 đại biểu (4,8%), Đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số: 168 đại biểu (16,8%), Đại biểu tiêu biểu các tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Blamôn): 39 đại biểu (3,9%)

Độ tuổi trung bình của đại biểu là 48 tuổi. Trong đó, đại biểu trẻ tuổi nhất là 24 tuổi (đại biểu Lê Mỹ Quỳnh, Thủ khoa đầu ra Học viện Kỹ thuật Mật mã năm 2021) thuộc đoàn đại biểu Hội Nữ Trí thức Việt Nam; đại biểu cao tuổi nhất là 80 tuổi (đại biểu Trần Tố Nga) thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại hội vinh dự được nhận lẵng hoa chúc mừng Đại hội của các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng 47 thư chúc mừng từ các bạn bè, đối tác quốc tế và phụ nữ kiều bào trên khắp các châu lục.

Đại hội triệu tập 1.000 đại biểu chính thức (giảm 168 đại biểu so với nhiệm kỳ XII) là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng miền khác nhau trong cả nước, trong đó: UVBCH đương nhiệm khóa XII là 152 đại biểu; đại biểu bầu là 774 đại biểu; đại biểu chỉ định là 74 đại biểu.
41 đại biểu vắng mặt do đang trong thời gian điều trị bệnh Covid,  vì lý do sức khỏe và lý do cá nhân khác. Tổng số đại biểu chính thức tham gia Đại hội gồm 959 đại biểu là những phụ nữ tiêu biểu có quá trình cống hiến trên các lĩnh vực công tác Hội, công tác Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang các cấp, đại diện các dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực hoạt động xã hội.
Trong thành phần đại biểu, 668 đại biểu là cán bộ chuyên trách các cấp Hội (66,8%),  17 đại biểu là cán bộ chuyên trách công đoàn (1,7%) 37 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,7%), 77 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (7,7%), Đại biểu là doanh nhân: 48 đại biểu (4,8%), Đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số: 168 đại biểu (16,8%), Đại biểu tiêu biểu các tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Blamôn): 39 đại biểu (3,9%)
Độ tuổi trung bình của đại biểu là 48 tuổi. Trong đó, đại biểu trẻ tuổi nhất là 24 tuổi (đại biểu Lê Mỹ Quỳnh, Thủ khoa đầu ra Học viện Kỹ thuật Mật mã năm 2021) thuộc đoàn đại biểu Hội Nữ Trí thức Việt Nam; đại biểu cao tuổi nhất là 80 tuổi (đại biểu Trần Tố Nga) thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại hội vinh dự được nhận lẵng hoa chúc mừng Đại hội của các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng 47 thư chúc mừng từ các bạn bè, đối tác quốc tế và phụ nữ kiều bào trên khắp các châu lục.

Đại hội được đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các bộ, Ban, Ngành, Mặt trận, đoàn thể, các cơ quan Trung ương và Thủ đô Hà Nội; các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Bí thư các tỉnh, thành, các đồng chí Phó Bí thư các Tỉnh/thành uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, HĐND các tỉnh; các nữ thứ trưởng và tương đương; các đồng chí đại diện nữ Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các chị lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam qua các thời kỳ; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí theo dõi và đưa tin về Đại hội.

2. Đại hội vui mừng, vinh dự được đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Trong bài phát biểu, đồng chí đã đánh giá cao vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong thời gian qua; giao nhiệm vụ cho Hội LHPN Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ cả nước ngày càng phát triển trong giai đoạn tới, trong đó có nhấn mạnh 05 vấn đề:

Một là, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần nắm vững, quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; có những giải pháp, biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, khả thi để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn; đồng thời làm tốt hơn nữa việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển, hội nhập với những giá trị thời đại gắn với giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc: Yêu nước, đoàn kết, trung hậu, đảm đang, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Gắn kết chặt chẽ các phong trào, cuộc vận động, hoạt động của Hội với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước. Bảo đảm lợi ích của tổ chức hội, hội viên, phụ nữ gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc. Chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền để Hội tham gia giải quyết những vấn đề thiết thực được xã hội và phụ nữ quan tâm như: Xây dựng các thiết chế nhà ở, nhà trẻ và tổ chức hoạt động phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ tại các khu công nghiệp; hỗ trợ phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, trẻ mồ côi…

Hai là, các cấp Hội cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để trở thành tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ và sự hùng cường, phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là tổ chức tiên phong vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.

Cần đa dạng hóa nội dung hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; nắm vững tình hình và xử lý tốt các vấn đề phát sinh từ cơ sở, tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai hoạt động. Tích cực tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách về công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ; luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, trước mắt là các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, gắn với các vấn đề thiết thực cho phụ nữ, nhất là các nhóm phụ nữ đặc thù. Hội cần mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ; đa dạng hóa các hình thức tập hợp để thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượng phụ nữ tham gia Hội, nhất là phụ nữ ở lứa tuổi thanh niên, trong các khu công nghiệp, phụ nữ ở vùng miền núi, vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo.

Phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, nhất là những người có tầm ảnh hưởng, có khả năng truyền cảm hứng, lôi cuốn, dẫn dắt phong trào như: Nữ lãnh đạo, quản lý, trí thức, văn nghệ sỹ, doanh nhân, phụ nữ tài năng trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật, văn hóa, thể thao, đối ngoại và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Có hình thức phù hợp động viên phụ nữ Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết, phát triển, hướng về Tổ quốc. Tổ chức Hội cần đẩy mạnh phân cấp, phân công nhiệm vụ theo hướng “Trung ương định hướng chiến lược, Tỉnh vận dụng sáng tạo, Huyện đồng hành cơ sở, Xã nắm chắc hội viên, Chi thấu hiểu phụ nữ“.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín, tư duy đổi mới, có kỹ năng vận động phụ nữ, gương mẫu đi đầu và là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Phát huy vai trò người đứng đầu của tổ chức Hội khi tham gia cấp ủy, cơ quan dân cử và các thiết chế đại diện khác. Nâng cao năng lực, kỹ năng và bản lĩnh của cán bộ Hội trong giám sát, phản biện xã hội. Đề cao trách nhiệm của các cấp Hội, đặc biệt là cấp cơ sở, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi Hội, tổ phụ nữ. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu cán bộ nữ, cán bộ Hội có đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Ba là, Hội cần tổ chức thật nghiêm túc công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong hội viên, phụ nữ; khơi dậy ý chí, khát vọng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân; bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp công tác để cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội. Khắc phục biểu hiện an phận, thực dụng, suy thoái đạo đức, lối sống… của một bộ phận phụ nữ. Cần phải làm cho mỗi cán bộ Hội ở các cấp và mỗi người phụ nữ Việt Nam thực sự trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, tích cực, chủ động tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bốn là, phát huy vai trò của tổ chức Hội và các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng, vun đắp giá trị gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Thực hiện tốt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Các cấp Hội tiếp tục tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ thực hiện các chính sách về hôn nhân – gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ – trẻ em, bảo vệ môi trường…, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, truyền thống, giá trị tốt đẹp của đất nước, con người và phụ nữ Việt Nam. Kịp thời phát hiện, lên tiếng, bênh vực, bảo vệ, giúp đỡ, kiến nghị giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.

Năm là, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới. Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị. Hoàn thiện các chính sách có lồng ghép giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ xây dựng, củng cố tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ, đồng hành cùng các phong trào, hoạt động của các cấp hội phụ nữ; hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, tiếp tục giao một số nhiệm vụ và bảo đảm nguồn lực để Hội Phụ nữ tham gia thực hiện một số mục tiêu phát triển KTXH, một số nhiệm vụ trong 03 chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án của Chính phủ phù hợp với khả năng, thế mạnh của tổ chức Hội.

3. Thành công của Đại hội được thể hiện trên 5 phương diện:

Thứ nhấtquá trình bị mọi mặt để tổ chức Đại hội, nhất là việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội phụ nữ toàn quốc XIII được tiến hành công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Báo cáo Chính trị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược, các chương trình Mục tiêu quốc gia có liên quan trực tiếp tới công tác phụ nữ và bình đẳng giới; các luận cứ, chứng cứ khoa học, căn cứ thực tiễn thông qua triển khai 19 đề tài[1], 07 chuyên đề nghiên cứu và 04 hội thảo khoa học cấp quốc gia, vùng miền, chuyên đề, các hội thảo tham vấn ý kiến của chuyên gia đầu ngành; Chiến lược phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035; Phát huy dân chủ trí tuệ thông qua lấy ý kiến đóng góp từ Đại hội phụ nữ 3 cấp; tổ chức 42 cuộc họp/hội thảo xin ý kiến Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành TW Hội; các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể. Trong quá trình soạn thảo Báo cáo chính trị, Đoàn Chủ tịch TW Hội đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban Bí thư, cập nhật được sự thay đổi của tình hình, nhất là tác động của đại dịch Covid-19.Có thể khẳng định, Báo cáo chính trị Đại hội đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, kết tinh được trí tuệ, phản ánh nguyện vọng, nhu cầu thiết thân, khát vọng phát triển của các tầng lớp phụ nữ và tổ chức Hội.

Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung): Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Điều lệ Hội trong nhiệm kỳ 2017-2022, Ban tổ chức Đại hội đã dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội và lấy ý kiến đóng góp tại Đại hội phụ nữ 3 cấp (cấp cơ sở, huyện, tỉnh), lấy ý kiến của Ban Thường vụ Hội LHPN cấp tỉnh; tổ chức các cuộc họp, hội thảo xin ý kiến Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành TW Hội khóa XII, các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể; tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến nguyên lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam qua các thời kỳ.

Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành khóa XII đã được xây dựng, thảo luận trong Ban Chấp hành và lấy ý kiến góp ý của các Ban xây dựng Đảng, tập trung vào 3 nội dung: (1) Kiểm điểm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ, (2) Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc và (3) Kiểm điểm việc rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với 5 bài học kinh nghiệm được rút ra sau 5 năm thực hiện nhiệm vụ của Ban Chấp hành.

 Thứ hai, sự thành công về công tác nhân sự, kỹ lưỡng, nhiều mặt, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công tâm để Đại hội bầu được Ban Chấp hành Trung ương  Hội LHPN VIệt Nam khóa XIII có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận được nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa 13 gồm 155/163 uỷ viên, đảm bảo tính kế thừa, liên hiệp, đại diện tiêu biểu cho các lực lượng phụ nữ trong cả nước, có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, tâm huyết và cam kết vì sự nghiệp bình đẳng giới, sự phát triển của phụ nữ Việt Nam.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất, các Uỷ viên Ban Chấp hành tham gia tập trung thảo luận dân chủ với tinh thần dân chủ xây dựng về Đề án nhân sự Đoàn Chủ tịch, Đề án nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Hội nghị đã bầu 31 chị tham gia Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam khoá XIII; 100% Uỷ viên Ban Chấp hành có mặt đã bầu bà Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XIII; bầu 04 Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, gồm:

1. Bà Tôn Ngọc Hạnh – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

2. Bà Nguyễn Thị Minh Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII

3. Bà Trần Lan Phương – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội

4. Bà Đỗ Thị Thu Thảo – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam khóa XII.

275603720_3043202669276949_4690835117132498320_n

Thứ ba, hình thức thảo luận, trao đổi thông tin cũng được đổi mới trong kỳ Đại hội lần này.

Tại Đại hội đã có 62 tham luận dạng bài viết và video clip được tập hợp thành kỷ yếu để các cấp Hội tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội. Trong đó, có 18 tham luận và 10 clip trình bày tại các phiên toàn thể của Đại hội.

Chiều ngày 9/3/2022, các đại biểu đã thảo luận theo đoàn với 2 nội dung: thảo luận theo đoàn với 2 nội dung: Xây dựng các sáng kiến hành động vì phụ nữ và trẻ em và Hoạt động cụ thể triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc XIII sau khi kết thúc Đại hội. Kết quả:

Đối với các sáng kiến về phụ nữ và trẻ em:  959 đại biểu đã xác định được 5.761 sáng kiến vì phụ nữ và trẻ em, trong đó, 354 sáng kiến là cho bản thân thực hiện, 2.316 sáng kiến là để đơn vị mình thực hiện và 3.061 sáng kiến là để các cấp Hội LHPN Việt Nam tổ chức triển khai.

Nội dung các sáng kiến tập trung vào các lĩnh vực: đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em; chăm sóc về vật chất, tinh thần cho phụ nữ.

Đối với các hoạt động cụ thể triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc XIII sau khi kết thúc Đại hội: 70 đoàn đại biểu đã xác định 260 hoạt động cụ thể để triển khai nghị quyết, trong đó có: 47 hoạt động nhằm Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới; 47 hoạt động nhằm xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; 46 hoạt động nhằm Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; 45 hành động nhằm Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; 41 hoạt động để tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; 34 hoạt động nhằm Tăng cường công tác đối ngoại và hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế. Ngoài ra còn một số hoạt động khác liên quan đến triển khai các giải pháp về Xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh; Xây dựng mô hình thu hút hội viên; tham gia phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo; bình đẳng giới, an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Bên cạnh các tham luận trình bày trong các phiên toàn thể, chiều 10/3, Đại hội tổ chức 5 Trung tâm thảo luận với các chủ đề về: (1) Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới; (2) Phụ nữ trong nền kinh tế số; (3) Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam; (4) Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; (5) Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Với cách làm này, đại biểu Đại hội có cơ hội được thảo luận, tham luận theo các chủ đề mình quan tâm và tiếp cận với nhiều chủ đề khác nhau phù hợp với lĩnh vực công việc, đồng thời có nhiều thời gian để trao đổi, bàn luận về những giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả phương hướng hoạt động trong 5 năm tới.

Thứ tư, công tác tuyên truyền trước, trong sau Đại hội được thực hiện rầm rộ, khí thế ở tất cả các cấp Hội trong cả nước. Nhiều tỉnh/ thành phố phổ biến tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ theo dõi truyền hình trực tiếp phiên khai mạc Đại hội, phát trailer về Đại hội trên các trang Fanpage, nhiều tin bài, phóng sự về Đại hội được đăng tải thực hiện trên các Đài, báo TW và địa phương.

Thứ năm là khâu tổ chức Đại hội về hậu cần, an ninh đảm bảo chu đáo, an toàn. Trong quá trình tổ chức, Đại hội đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các đơn vị, tổ chức đã đồng hành cùng Hội LHPN Việt Nam để tổ chức thành công sự kiện, đặc biệt là 2 nhà tài trợ kim cương (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tập đoàn Sovico); 5 nhà tài trợ Vàng (VNPT, Viettel, Vietcombank, PNJ và Tập đoàn TH True milk), 2 nhà tài trợ Bạc (Công ty Du lịch Hoà Bình và Deloitte), 2 NTT đồng (Mobiphone và TYM), và các nhà đồng tài trợ (Seabank, BRG, Liên Việt postbank, VietinBank, HD bank, …).

4. Trong khuôn khổ Đại hội, nhiều hoạt động đã diễn ra trang trọng, thiết thực hiệu quả:

4.1. Khai mạc triển lãm “Hội LHPN Việt Nam – viết tiếp những ước mơ” tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình vào sáng ngày 9/3/2022. Tham dự triển lãm có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Triển lãm gồm 3 nội dung: Dấu ấn những chặng đường; Dấu ấn nhiệm kỳ 2017-2022 và Hướng tới tương lai. Bên cạnh triển lãm, tại địa điểm diễn ra Đại hội còn có phần trưng bày các ấn phẩm, sách, báo của tổ chức Hội và phụ nữ với sản phẩm OCOP (Phụ lục…)

4.2. Tổng kết Đợt thi đua đặc biệt 130 công trình, phần việc vượt khó, sáng tạo, hiệu quả chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13”.

Đợt thi đua đặc biệt đã được các cấp Hội triển khai linh hoạt, sáng tạo và được các tầng lớp hội viên, phụ nữ hưởng ứng sôi nổi, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Hội LHPN các cấp đã thực hiện hơn 105 nghìn công trình/phần việc/hành động; tiêu biểu: đã vận động, trao tặng gần 512 nghìn,  xây mới và sửa chữa hơn 2 nghìn mái ấm tình thương, nhận chăm sóc và đỡ đầu 5.747 trẻ mồ côi do dịch Covid-19, hỗ trợ hơn 3 nghìn mô hình sinh kế, tôn tạo 180 di tích, xây dựng và sửa chữa gần 1 nghìn công trình đường và trường học… với tổng giá trị 625 tỷ đồng. Nhiều tập thể, cá nhân đã có cách làm mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực chào mừng Đại hội.

Từ đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh/thành, đơn vị, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ đã lựa chọn 130 công trình, phần việc, hành động tiêu biểu để tuyên truyền và bình chọn trên các nền tảng trực tuyến. Từ trên 18 nghìn lượt bình chọn đối với 32 công trình vào chung kết, căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã họp và xét chọn 13 công trình/phần việc tiêu biểu xuất sắc toàn quốc.

Tại Đại hội, 13 công trình/phần việc tiêu biểu xuất sắc đã được nhận Bằng khen của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

4.3 Phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước nhắn tin ủng hộ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” từ ngày 28/2 đến ngày 28/4/2022 với mục tiêu xây dựng 130 mô hình sinh kế, tổng giá trị 13 tỷ đồng cho phụ nữ vùng biên giới

Tính đến ngày 10/3/2022, chương trình đã nhận được hơn 550 triệu động để chung tay ủng hộ xây dựng mô hình sinh kế cho phụ nữ biên cương, trong đó 22.817 tin nhắn với số tiền 456.340.000.

4.4. Phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước hưởng ứng trồng cây xanh với mục tiêu phấn đấu trồng và đảm bảo sống ít nhất 130.000 cây xanh trong dịp này. Ngay sau khi Đại hội diễn ra, TW Hội LHPN Việt Nam sẽ tổ chức Lễ phát động trồng cây chào mừng thành công của Đại hội tại Đền Hai Bà Trưng và Lễ trồng cây tại Đền Hùng vào ngày 12/3/2022.

4.5 Trong khuôn khổ thảo luận, 959 đại biểu đã xác định được 5671 sáng kiến vì phụ nữ và trẻ em, trong đó, 354 sáng kiến là do bản thân thực hiện, 2316 sáng kiến là để đơn vị mình thực hiện và 3061 sáng kiến sẽ do các cấp Hội LHPN Việt Nam tổ chức triển khai.

Nội dung các sáng kiến tập trung vào các lĩnh vực: đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em, chăm sóc về vật chất và tinh thần cho phụ nữ.

5. Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 – 2027
Năm năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới và khu vực; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ; thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu trong nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của kinh tế, thương mại toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Ở trong nước, các thành tựu kinh tế – xã hội sau hơn 35 năm đổi mới tiếp tục tạo tiền đề nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước; tinh thần đoàn kết dân tộc, khát vọng phát triển ngày càng khơi dậy mạnh mẽ. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu; tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá tăng mạnh; biến đổi khí hậu gay gắt, phức tạp; xu hướng già hoá dân số nhanh; bất bình đẳng giới còn tồn tại. Bối cảnh đó sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống, sự phát triển của phụ nữ và hoạt động Hội, đòi hỏi tổ chức Hội tất yếu phải đẩy mạnh hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về định hướng phát triển của đất nước, Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035, Hoạt động Hội trong 5 năm tới dự kiến được triển khai theo 5 quan điểm, cụ thể như sau:
1) Bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc, căn cứ thực tiễn và yêu cầu của phong trào phụ nữ trong giai đoạn mới, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hoạt động Hội, thực hiện tốt chức năng đại diện, vai trò nòng cốt chính trị trong công tác phụ nữ của tổ chức Hội.
2) Tiếp tục phát huy và kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết của phụ nữ, đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ là nhiệm vụ xuyên suốt; lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ là mục tiêu; lấy sự đồng thuận và tin tưởng của phụ nữ là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội.
3) Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chủ động tham mưu, đề xuất hoàn thiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội.
4) Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện là nhiệm vụ then chốt để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
5) Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ, có khát vọng cống hiến là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội.
Với quan điểm nêu trên, mục tiêu trong 5 năm tới là
Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.
Đại hội đã thống nhất biểu quyết thông qua 08 chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2022- 2027:
(1) Hằng năm, mỗi cơ sở Hội duy trì thường xuyên ít nhất 01 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe.
(2) Hằng năm giúp 33.500 hộ có phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 17.000 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh; đến cuối nhiệm kỳ, vận động, hỗ trợ thành lập mới 350 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý.
(3) Đến cuối nhiệm kỳ, các cấp Hội hỗ trợ 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về được phát hiện tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội.
(4) Hằng năm, mỗi cơ sở Hội vận động, hỗ trợ thêm 05 hộ gia đình đạt tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch” hoặc “gia đình 5 có[2], 3 sạch” (đối với địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu), phấn đấu cả nước giúp được thêm 55.000 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí; mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

(5) Đến cuối nhiệm kỳ, tăng thêm 800.000 hội viên; phấn đấu 100% cơ sở Hội tập hợp được trên 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn.

(6) Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội.

(7) Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trung ương và cấp tỉnh chủ trì giám sát ít nhất 01 chính sách và phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội; mỗi Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, cấp xã giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền.

(8) Đến cuối nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trung ương đề xuất thành công ít nhất 05 chính sách, đề án; Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ.

Trong 5 năm tới, tập trung phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và hai Khâu đột phá: (1) Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin; (2) Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.

Trong Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, các nội dung bám sát tiêu chí của con người Việt Nam xác định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và kế thừa các nội dung của phong trào thi đua của Hội.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” thay đổi về nội hàm để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới nhằm góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới với các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Thí điểm thực hiện tiêu chí “5 có” ở những địa bàn thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Hai khâu đột phá: Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh và Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin tập trung giải quyết khâu yếu của nhiệm kỳ trước về chất lượng hoạt động ở cơ sở, đặc biệt là chi, tổ Hội Phụ nữ, đưa hoạt động Hội ngày càng sát với hội viên, phụ nữ; đồng thời phù hợp với định hướng xây dựng xã hội số của đất nước.

Nhiệm kỳ 13 xác định 03 nhiệm vụ trọng tâm theo 3 yếu tố quan trọng của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội:

1) Xác định hội viên, phụ nữ là nhân tố sống còn – liên quan đến chức năng đại diện của Hội, Nhiệm vụ 1 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Trong đó, trọng tâm là các nội dung sau:

– Xây dựng người phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế: Vận động phụ nữ phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại; rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; và kế thừa các chương trình, cuộc vặn động của Hội.

– Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với các tiêu chí cụ thể, phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia – dân tộc, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Thí điểm và nhân rộng các mô hình bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận kinh tế số, sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, góp phần thực hiện chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”; hỗ trợ thành lập, nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ quản lý; phát huy vai trò, thế mạnh của Hiệp hội, Câu lạc bộ nữ doanh nhân. Tiếp tục góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án/chương trình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, các hoạt động tín dụng, tiết kiệm, tài chính vi mô, đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường.

  2) Xác định việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng chính trị của Đảng là nhân tố nền tảng, quy định thể chế, cơ chế, phương tiện… định hướng chính trị của tổ chức Hội, nhiệm vụ 2 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chức năng trên, chú trọng giám sát, phản biện xã hội và vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Trong đó, trọng tâm là các nội dung sau:

Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức “thượng tôn pháp luật”, gương mẫu tuân thủ pháp luật; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách, đối thoại với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền.

– Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. Phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội trong các đoàn giám sát liên ngành, các cơ quan dân cử. Đẩy mạnh tính chủ động, thống nhất, phối hợp hành động để thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức Hội trong chu trình xây dựng, thực thi, giám sát chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. Khuyến khích cán bộ, hội viên, phụ nữ phát hiện, phản ánh các vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, chính sách. Nghiên cứu, dự báo các vấn đề phát sinh trong thực tiễn để kịp thời đề xuất, góp ý, phản biện xã hội.

– Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát huy quyền làm chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

– Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030. Tập trung nghiên cứu và dự báo chiến lược về các vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11 và Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư khóa 12.

3) Xác định Tổ chức Hội là nhân tố chủ chốt để thực hiện thành công chức năng, nhiệm vụ chính trị Hội, nhiệm vụ 3 tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

Trong đó, trọng tâm là các nội dung sau:

sau:
– Phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo phương châm “ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”; Củng cố các mô hình chi Hội, tổ phụ nữ theo địa bàn dân cư; mở rộng các mô hình phù hợp trong tập hợp phụ nữ. Cán bộ Hội chuyên trách các cấp thực hiện “3 cùng” với chi Hội: “cùng nghe phụ nữ nói, cùng nói cho phụ nữ hiểu, cùng làm cho phụ nữ theo”;
– Nâng cao chất lượng cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, tư duy đổi mới, có kỹ năng vận động phụ nữ và khả năng thích ứng với thực tiễn, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu công tác phụ nữ.
– Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội. Quán triệt, thấm nhuần và lan tỏa các giá trị cốt lõi của tổ chức Hội “Đoàn kết, nhân văn, sáng tạo, khát vọng, phát triển” đến từng cán bộ, hội viên, phụ nữ.
– Nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại. Triển khai có hiệu quả các chương trình đoàn kết, hữu nghị và thỏa thuận hợp tác với tổ chức phụ nữ của các nước láng giềng, các nước trên thế giới; phối hợp bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam trong các quan hệ, giao dịch có yếu tố nước ngoài; kết nối, hỗ trợ thành lập và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.
Dự kiến cuối nhiệm kỳ cấp TW đề xuất thành công ít nhất 05 chính sách, đề án và 02 chương trình, cụ thể là:
05 chính sách, đề án:
(1) Chính sách chi trả bảo hiểm y tế cho tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ.
(2) Chương trình/đề án/chính sách đặc thù bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ khuyết tật, cao tuổi, lao động nữ di cư.
(3) Chính sách hoặc đề án hỗ trợ phụ nữ là lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi.
(4) Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022 – 2030.
(5) Đề án chuyển đổi số Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2025-2030.
02 Chương trình:
(1) Chương trình hỗ trợ một triệu phụ nữ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận Chính phủ điện tử và nền kinh tế số.
(2) Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng lồng ghép giới cho 3.500 cán bộ nữ.
Nhiệm kỳ tới các cấp Hội sẽ thí điểm, triển khai một số mô hình/hoạt động mới, cụ thể như sau:
(1) Văn phòng Dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư trở về, Trung tâm một cửa Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, đường dây nóng.
(2) Các hình thức thu hút, tập hợp phụ nữ trên không gian mạng.
(3) Phát hành Thẻ hội viên thông minh.
(4) Đề xuất cơ chế để các tổ chức chính trị – xã hội trong đó có tổ chức Hội thực hiện các dịch vụ, hoạt động có thu phù hợp với tôn chỉ, mục đích.
(5) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động Hội, xây dựng cơ chế đánh giá, kiểm tra, giám sát nội bộ của của cơ quan chuyên trách Hội.
(6) Giải thưởng Nguyễn Thị Định dành cho cán bộ Hội xuất sắc.
(7) Xây dựng Chiến lược nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới của Hội LHPN Việt Nam.
Để thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm kỳ tới sẽ có 04 nhóm giải pháp chung là:
(1) Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
(2) Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành
(3) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
(4) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực
Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự chủ, sáng tạo, hội nhập, khát vọng vươn lên, nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn thách thức, quyết tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, vì một nước Việt Nam phồn vinh, vì sự tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng của phụ nữ./.
6. Đại hội thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) phù hợp với tình hình, nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu của phong trào phụ nữ, công tác Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Điểm mới căn bản trong điều lệ là:
Một là, công nhận bổ sung quy định về hội viên danh dự nhằm ghi nhận, tôn vinh những người có tầm ảnh hưởng, đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ, hoạt động Hội.
Hai là, thành lập Ủy ban Kiểm tra các cấp Hội để đảm bảo tập trung xây dựng và thực hiện chuyên nghiệp hơn trong nhiệm kỳ tới nhằm nâng cao vị trí, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, phát huy sức mạnh và vai trò của đội ngũ Ủy viên Ban Chấp hành các cấp Hội, nhất là khi có vụ việc khiếu kiện phức tạp, kỷ luật cán bộ Hội chủ chốt. Việc lập và vận hành hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp sẽ theo hướng kiêm nhiệm, không phát sinh biên chế và không có bộ máy chuyên trách độc lập.

[1] 01 đề tài cấp nhà nước, 12 đề tài cấp Bộ, 6 đề tài cấp cơ sở
[2] “5 Có” gồm: Có ngôi nhà an toàn; Có sinh kế bền vững; Có sức khỏe; Có kiến thức; Có nếp sống văn hóa.