Ngày 25 tháng 6 năm 2015 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật bầu cử quốc hội và Hội đồng nhân dân bao gồm 10 chương 98 điều. Luật này đã qui định rất cụ thể về công tác bầu cử như dự kiến cơ cấu thành phần và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân được bầu; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; danh sách cử tri; ứng cử và qui trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu và xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử;

               Hội Liêp hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị – xã hội giữ vị trí quan trọng trong công tác bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân và tham gia vào tất cả các khâu trong công tác bầu cử. Để góp phần vào sự thành công của công tác bầu cử Quốc hội & Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021, Hội Liêp hiệp phụ nữ các cấp cần phải tham gia đầy đủ, có trách nhiệm ở tất cả các bước trong công tác bầu cử, trong đó chú trọng vào các bước sau:

                – Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ biết và hiểu đầy đủ luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là nguyên tắc bầu cử; tuổi được tham gia bầu cử và tuổi được tham gia ứng cử; tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân đã được qui định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu…

                – Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần nêu cao trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc tham gia các bước hiệp thương để thống nhất cơ cấu, thành phần và lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cụ thể là: cử đại diện lãnh đạo của Hội tham gia các Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tương ứng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp. Cử đại diện của Hội tham gia Ban bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở mỗi đơn vị bầu cử để kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử. Riêng Hội LHPN cấp xã/phường/thị trấn cử đại diện của tổ chức mình tham gia tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

               – Cử đại diện lãnh đạo của Hội tham gia các bước hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp, cụ thể:

               + Tham gia hội nghị hiệp thương lần thứ nhất do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính, cấp dưới trên địa bàn.

             + Tham gia hội nghị hiệp thương lần thứ hai do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cùng cấp tổ chức để lập danh sách sơ bộ những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc, đại biểu Hội đồng nhân dân ứng để gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Sau khi hiệp thương lần thứ 2, Hội LHPN các cấp tổ chức hội nghị Ban Thường vụ để dự kiến người của tổ chức mình giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.

          + Tham gia Hội nghị hiệp thương lần thứ ba do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đủ tiêu chuẩn ứng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

           Hội LHPN các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức mình. Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và các tấng lớp phụ nữ tham gia các buổi họp tiếp xúc cử tri để giới thiệu người ứng cử, nhận xét người ứng cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo qui định, đồng thời tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương; tích cực tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp./.

                                                                                          Bùi Thị Len

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh